Nhà thờ Con Gà Đà Lạt hay còn được gọi là nhà thờ Chánh Tòa là một trong những điểm đến khá nổi tiếng ở thành phố ngàn hoa Đà Lạt, mời bạn cùng với #24hdulichviet.com tìm hiểu về nhà thờ Con Gà trong bài viết này nhé!
Khi đến du lịch tham quan thành phố Đà Lạt, thật là thiếu sót nếu bạn quên ghé thăm nhà thờ Con Gà. Nhà thờ chính tòa Ðà Lạt (tên chính thức là: Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari, còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn) là một nhà thờ công giáo ở Việt Nam. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại.
1.Lịch sử về nhà thờ Con Gà Đà Lạt
Lịch sử Nhà thờ chính tòa Đà Lạt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt, mời các bạn cùng theo dõi những thông tin về lịch sử hình thành nhà thờ Con Gà. Theo nguồn wikipedia:
Cùng với bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra Đà Lạt, có linh mục Robert thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP) vào năm 1893. Đến 1917, linh mục quản lý của MEP tại Viễn Đông là Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt với mục đích tìm nơi nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ, và ông đã cho xây dựng một dưỡng viện giáo đồ nay là một phần của nhà xứ. Vào cuối tháng 4 năm 1920, Giám mục Quinton (Giám quản Tổng tòa tại Sài Gòn) ban quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt.
Ngày 10 tháng 5 năm 1920, linh mục Frédéric Sidot là cha xứ đầu tiên của giáo sở Đà Lạt. Cha Sidot đã cho xây dựng ngôi thánh đường “HIC DOMUS EST DEI” dài 24m, rộng 7m và cao 5m. Nhà thờ này được gắn liền với cánh bên tả dưỡng viện giáo đồ mà cha Nicolas đã cho xây. Cửa chính của nó được cấu trúc theo hình vòng cung nhọn, riêng phần chạm trổ và sơn son thiếp vàng thì theo kiểu Á Đông. Trên vòng cung của cửa chính, có khắc dòng chữ tiếng la tinh “HIC DOMUS EST DEI” (đây là nhà của Thiên Chúa).
Ngày 5 tháng 7 năm 1922, Giám mục Quiton ban quyết định cho phép Giáo phận Đà Lạt xây một nhà thờ mới: rộng 8m, dài 26m có một tháp chuông cao 16m. Công trình được khánh thành vào ngày 17 tháng 2 năm 1923. Trên tháp có treo 4 quả chuông do hãng Pacard thuộc tỉnh Savoie (Pháp) chế tạo. Công trình này hiện nay không còn tồn tại.
Vào ngày chủ nhật 19 tháng 7 năm 1931, nhà thờ con Gà Đà Lạt chính thức được khởi công xây dựng, công trình được chia làm 3 giai đoạn và xây dựng trong suốt 11 năm. Mãi đến ngày 25 tháng 1 năm 1942, nhà thờ đã chính thức hoàn thiện và đưa vào phục vụ giáo dân.
2. Tìm hiểu về kiến trúc nhà thờ Con Gà Đà Lạt
Kiến trúc nhà thờ Con Gà được thiết kế theo các nhà thờ công giáo Roma ở châu Âu, đây là một dạng kiến trúc tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.
Nền của nhà thờ được thiết kế theo hình chữ thập, có chiều dài 65m, rộng 14m và riêng tháp chuông cao đến 47m. Nếu đứng trên tháp chuông nhà thờ con Gà, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh trung tâm thành phố Đà Lạt, núi Langbiang và các khu vực lân cận khác.
Bên trong thánh đường nhà thờ được chia làm 3 gian, gian lớn ở giữa bao gồm các dãy bàn ghế cầu nguyện, chánh điện và hai gian hai bên là các dãy bàn ghế phụ và lối đi. Trên trần nhà thờ ở phần áp mái là những tấm hính màu được mua trực tiếp từ Pháp đem về lắp đặt, những tấm kính phản chiếu màu sắc của ánh sáng làm cho khung cảnh thánh đường thêm phần mở ảo.
Mỗi dịp lễ Giáng Sinh mỗi năm, nơi đây thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham dự lễ. Những ngày thường bạn có thể ghé vào nhà thờ tham quan miễn phí, nếu vào đúng dịp nhà thờ đang làm lễ, bạn có thể vào khu thánh đường để chiêm ngưỡng toàn bộ kiến trúc bên trong của nhà thờ.
3.Lý giải cái tên “nhà thờ con Gà”
Chắc chắn rất nhiều bạn thắc mắc tại sao nhà thờ không chọn một cái tên khác mà đặt là cái tên Nhà Thờ Con Gà. Đáp án sẽ có trong phần này: bởi phía trên đỉnh của tháp chuông được đặt một bức tượng con gà bằng đồng đen, đây là biểu tượng linh vật của nước pháp, gà trồng Goloa, đừng từ xa cách tháp chuống khoảng 100m bạn có thể nhìn rõ về tượng con gà trống tọa lạc trên cây thánh giá của tháp chuông này.
4. Địa chỉ nhà thờ Con Gà Đà Lạt
Nhà thờ Con Gà Đà Lạt tọa lạc tại số 15 trên đường Trần Phú, phường 3, Thành phố Đà Lạt. Nhà thờ nằm ngay tại trung tâm thành phố nên vô cùng tiện cho du khách khi đến tham quan.
5. Hướng dẫn đường đi đến nhà thờ Con Gà Đà Lạt
Từ trung tâm Đà Lạt ngay siêu thị Hàn Quốc – Lotteria, tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 vào Lê Đại Hành ra khỏi vòng xuyến, đi 100m sẽ gặp vòng xuyến đi theo lối ra thứ 1 vào Lê Đại Hành, đi 100m rẽ trái vào Lê Đại Hành, đi khoảng 200m sẽ rẽ phải vào Trần Phú. Lúc này đã thấy nhà thờ Con Gà.
Nhà thờ này là địa điểm chỉ cách trung tâm thành phố chưa đến 1km. Du khách có thể đi bộ đến mà không mất quá nhiều thời gian để có thể chiêm ngưỡng được một công trình kiến trúc cổ kính như vậy.
6.Giờ lễ nhà thờ Con Gà Đà Lạt
Nếu các bạn theo đạo Thiên Chúa Giáo trong quá trình đi du lịch & muốn đi lể tại nhà thờ Con Gà thì tham khảo giờ lễ dưới đây nhé! Theo tìm hiểu của #24hdulichviet.com thì nhà thờ Con Gà Đà Lạt có những giờ lễ sau:
Ngày thường : Sáng 5h15 , Chiều 17h15
Chủ nhật : 5h15, 7h, 8h30, 16h, 18h
Cha Phaolo Lê Đức Huân