Top 10 Ngôi Chùa Du Xuân Nổi Tiếng Linh Thiêng Nhất Miền Bắc

[ad_1]

5 (100%) 1 vote

Bài viết này sẽ tổng hợp cho các bạn top 10 ngôi chùa du xuân nổi tiếng linh thiêng nhất miền Bắc, các bạn có thể lưu lại tham khảo nhé!

top-10-ngoi-chua-noi-tieng-linh-thing-mien-bac
Top 10 ngôi chùa du xuân nổi tiếng linh thiêng nhất miền Bắc

Mỗi khi dịp tết đến xuân về, theo văn hóa người Việt thường hay đi du xuân hái lộc đầu năm & cầu mong năm mới cho gia đình bình an. Đặc biệt với những người dân miền Bắc, việc hành hương về những di tích đền chùa trở thành một nét văn hóa riêng. Trong không khí xuân Kỷ Hợi đang đến gần từng ngày, web 24hdulichviet.com giới thiệu đến các bạn T.O.P 10 ngôi chùa du xuân nổi tiếng linh thiêng nhất miền Bắc. Mời các bạn đọc giả cùng tham khảo:

1.Chùa Yên Tử – “Đất tổ Phật giáo Việt Nam”

Địa chỉ: Xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh    

Chùa Yên Tử là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành và sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được mệnh danh là “miền đất tổ Phật giáo của Việt Nam”. Vì vậy, Chùa Yên Tử nổi tiếng rất linh thiêng. Danh thắng Yên Tử là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm từ cuối thế kỷ 13. Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.

chua-yen-tu-quang-ninh
Chùa Yên Tử

2.Chùa Hương – “Nam thiên đệ nhất động”

Địa chỉ: Chùa Hương nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Chùa Hương là một ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc bởi chùa vừa linh thiêng lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, không chỉ được cầu an, vãn cản chùa mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản đặc sắc thú vị. nằm ở Mỹ Đức – Hà Nội. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 65 km. Hành trình về với khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan thế âm Bồ tát ứng hiện tu hành. Cùng với lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội chùa Bái Đính ở Ninh Bình… lễ hội chùa Hương mỗi năm đón hàng triệu lượt người về đây du xuân vãn cảnh chùa và cầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, hạnh phúc.

chua-huong-ha-noi-01
Chùa Hương

3.Chùa Ba Vàng – Rực rỡ về đêm như chốn bồng lai tiên cảnh

Địa chỉ:  Phường Quang Trung – Thành phố Uông Bí – Tỉnh Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng có vị trí rất đẹp, ngay ở phía tây của thành phố Uông Bí. phía trước là phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống. Ngôi chùa này có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử – Chùa Đồng, phía trước là sông, phía sau là núi, hai bên là rừng thông. Vì vậy, chùa Ba Vàng không những có ý nghĩa về tâm linh mà còn là điểm tham quan, vãn cảnh rất đẹp của tỉnh Quảng Ninh. oạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa còn có tên gọi là Bảo Quang tự, tên dân gian thường gọi là Ba Vàng. Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí.

chua-ba-vang-quang-ninh
Chùa Ba Vàng

4.Chùa Bái Đính – “Quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á”

Địa chỉ: Thôn Sinh Dược, Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình

Chùa Bái Đính là 1 trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam nằm trong quần thể Danh thắng Tràng An, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 15 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 95 km; nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình. Với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy, những pho tượng có nét uy nghi, bao dung, nghệ thuật chạm khắc, đúc đồng tinh tế, tài tình cùng cảnh quan hùng vĩ, núi gối đầu sông, mây vờn đỉnh núi, không gian tâm linh thanh tịnh bao trùm khiến mỗi khi bước chân đến đây, người người thư thái, lòng sáng, tâm tịnh, hướng đến Chân –  Thiện – Mỹ. Đặt chân đến Bái Đính, ta có thể chiêm ngưỡng ngay trước mắt Tam Quan hoành tráng cao gần 17 mét.

chua-bai-dinh-ninh-binh
Chùa Bái Đính

5.Chùa Keo – Ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất Việt Nam

Địa chỉ: xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Chùa Keo, xưa có tên là “Thần Quang Tự”, nay thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trải gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tôn tạo, Chùa vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ độc đáo của ngôi chùa Việt, có từ thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII). Hằng năm, Hội xuân chùa Keo diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng. Chùa Keo là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, bao gồm hai cụm kiến trúc: Khu Chùa là nơi thờ phật và khu Đền thánh thờ đức Dương Không Lộ – Vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa. Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, một trong những công trình kiến trúc chùa đẹp nhất Việt Nam, sẽ là điểm dừng chân thú vị với du khách ghé thăm Thái Bình.

chua-keo-thai-binh
Chùa Keo Thái Bình

6. Chùa Tây Thiên – “Đến với Phật, về với Mẫu”

Địa chỉ: xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Chùa Tây Thiên, Vĩnh Phúc từ xa xưa đã được coi là một trong những vùng đất tâm linh với cảnh sắc hài hòa và thanh tịnh. Hàng năm có rất nhiều người thành tâm kính Phật, hướng Mẫu hành hương tìm đến nơi đây để cầu bình an, tài lộc cho bản thân và gia đình. Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu danh thắng Tây Thiên (thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1991.

chua-tay-thien-vinh-phuc
Chùa Tây Thiên

Khu danh thắng Tây Thiên được tọa lạc trong lòng chảo rừng nguyên sinh Tam đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo thâm uy như Chùa Hương, Yên Tử; tất cả tạo nên một thế phong thủy vững chãi dựa vào mạch núi thiêng tỏa ra đồng bằng rộng mở và tràn xuống phương Nam, hướng về biển lớn.

7.Chùa Dâu – Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

Địa chỉ: Đội 7 thôn Thượng Phúc Xã Tả Thanh Oai- huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội

Chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, tọa lạc ngay trung tâm của khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương Kinh Bắc. Nơi đây là thủ phủ của quận Giao Chỉ (Giao Châu), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của nước ta, bao gồm thành cổ Luy Lâu, đền thờ và Lăng mộ Sỹ Nhiếp, hệ thống chùa tháp, đền đài, cung điện, lầu gác, bến bãi, gốm cổ, phố chợ sầm uất của đô thị Luy lâu,… là chứng tích một thời kỳ dài hàng chục thế kỷ trước và sau Công nguyên.

Chùa Pháp Vân

Chùa Dâu là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, từ Ấn Độ sang và từ phương Bắc xuống, chủ yếu bằng đường thủy theo dòng sông Dâu. Vào buổi đầu Công Nguyên, các tăng sỹ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu-đà-la đã tới đây truyền bá đạo Phật đầu tiên. Cuối thế kỷ VI, nhà sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này và lập nên một phái thiền ở Việt Nam. Chùa Dâu trở thành trung tâm của phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, nơi trụ trì của nhiều cao tăng Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc đến để nghiên cứu, biên soạn, phiên dịch kinh Phật, đào tạo tăng ni.

 

8.Đền Trần – Lễ hội Khai Ấn đầu năm

Địa chỉ: đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định

Phủ Thiên Trường xưa (nay thuộc tỉnh Nam Định) là nơi phát tích của Vương triều nhà Trần và được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long. Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông ra lệnh thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” tại kinh thành Thăng Long và rút lui về phủ Thiên Trường để huy động sức mạnh toàn dân.

den-tran-nam-dinh
Đền Trần Nam Định

Về sau đã đánh bại quân Nguyên Mông. Năm đó, vào ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và phong tước cho các quan, quân có công đánh giặc. Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức “khai ấn” cúng tế tổ tiên trời đất, khen thưởng ban lộc những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của chính quyền nhà Trần. Khu di tích Đền Trần Nam Định thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Nơi đây còn nổi tiếng với Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự, tri ân công đức các vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.

 

9.Đền Bà Chúa Kho – Ngôi đền thờ mẫu điển hình

Địa chỉ: khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh chỉ chừng 4km về hướng Đông Bắc, cách Hà Nội khoảng 33km. Trong tín ngưỡng người Việt, hình tượng Bà Chúa Kho rất độc đáo. Bà vừa là một nhân vật huyền thoại, vừa là một nhân vật lịch sử. Việc suy tôn Bà có sự hội tụ của truyền thống sùng bái nữ thần và sự tôn vinh người anh hùng có công khai phá đất đai, gây dựng cộng đồng, hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Ở nước ta có 3 Bà Chúa Kho được phong Phúc Thần, đó là Bà Chúa Kho ở Nam Định, Bà Chúa Kho ở Giảng Võ (Hà Nội) và Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh.

den-chua-ba-kho-bac-ninh
Đền Bà Chúa Kho

Theo sử sách ghi lại, đền Bà Chúa Kho có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược vào năm 1076. Theo đó, làng Cổ Mễ được chọn là nơi đặt kho quân lương của quân của nhà Lý ở bờ nam chiến tuyến sông Như Nguyệt (Sông Cầu ngày nay).

10. Đền Hùng – Ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3

Địa chỉ: thôn Cổ Tích – xã Hy Cương – huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ

Khu Di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam. Gắn với truyền thống được lưu truyền qua bao thế hệ và trở thành niềm tự hào dân tộc. Đền được xây vào thế kỷ 15, tương truyền nơi đây bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi, Lạc Long Quân dẫn 49 người con xuống biển, để lại người con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Trước cửa đền Hạ có cây thiên tuê; nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường về tiếp quản thủ đô có nói chuyện với chiến sĩ của đại đoàn quân tiên phong “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

den-hung-phu-tho
Đền Hùng Phú Thọ

Vậy là web 24hdulichviet.com đã giới thiệu đến các bạn TOP 10 ngôi chùa du xuân nổi tiếng linh thiêng nhất miền Bắc. Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc hành hương đầu năm mới Kỷ Sửu.

Có thể bạn đang quan tâm: Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu dịp tết Nguyên Đán

Nguồn: Tham khảo asiaholiday.com.vn

Đánh giá bài viết này

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading…

[ad_2]

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *